Mục đích ý nghĩa của công tác khảo sát địa chất công trình



Hình ảnh công tác khoan khảo sát trên biển

I. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

- Mục đích của công tác khảo sát địa chất là cung cấp các thông số về điều kiện địa chất công trình và các hoạt động địa chất khác khu vực xây dựng công trình phục vụ cho việc thiết kế.

- Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở đặc điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát.

- Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo trên mặt cắt địa kỹ thuật.

- Xác định định chiều sâu mực nước ngầm.

- Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình.

- Trên cơ sở các số liệu khảo sát và thí nghiệm đưa ra một số nhận xét về điều kiện địa chất công trình cung cấp số liệu cần thiết phục vụ cho công tác tính toán nền móng công trình.

Với đội ngũ kỹ sư địa chất kinh nghiệm và công nhân tay nghề cao, Polycons chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả khảo sát có độ chính xác tin cậy nhất.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG-                  

- TCVN 9398 : 2011 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình, yêu cầu chung.

- 22TCN 259 : 2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất ban hành kèm theo quyết định số 1332/2000/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2000 của bộ GTVT.

- TCVN 8477: 2010, Quy định thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển (Ban hành theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/ 7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- TCVN 9362 : 2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

- TCVN 10304 : 2014 Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 9351 : 2011 Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường SPT

- TCVN 2683 : 2012 Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.

- TCVN 4195 : 2012 Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm.

- TCVN 4196 : 2012 Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 4197 : 2012 Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 4198 : 2012 Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm :

-  TCVN 4202 : 2012 Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 4198 : 2014 Đất xây dựng, phương pháp Phân tích thành phần hạt trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 4199-1995 - Đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng ở máy cắt phẳng.

-  TCVN 4200 :2012 Đất xây dựng phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 4201:2012 Đất xây dựng phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm.

-  TCVN 9153 :2012 Đất xây dựng, Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất.

-   TCVN 5747:1993 Đất xây dựng - Phân loại.

 -  TCXD 81:1981 Nước dùng trong xây dựng, Các phương pháp phân tích hóa học.

II. PHẠM VI KHẢO SÁT

Khảo sát địa chất nhằm mục đích cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết về địa kỹ thuật trong khu vực dự kiến xây dựng công trình, làm cơ sở để chọn vị trí hợp lý và thiết kế các hạng mục công trình.

Xác định chính xác được địa tầng, vẽ được mặt cắt địa chất tại các vị trí dự kiến bố trí công trình.

Xác định được đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý của đất nền phục vụ cho bước thiết kế bản vẽ thi công (theo phương pháp cắt nén 1 trục).

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

  • Công tác khảo sát địa chất:

Quy trình khoan phải tuân theo các tiêu chuẩn 22 TCN 259 - 2000 và các quy định hiện hành. Với cấu trúc địa tầng như trên, chúng tôi sử dụng loại máy khoan KOKEN,XY-1 (máy khoan cố định) hoặc các loại máy khoan có tính năng tương đương,với phương pháp khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch sét. Đây là các thiết bị có thể hoạt động tốt trong điều kiện địa tầng như trên .

a. Công tác khoan:

Tiến hành khoan theo phương pháp khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch sét với hiệp khoan từ 1,5 – 2,0m. Quá trình khoan có tiến hành lấy mẫu nguyên dạng và tiến hành thí nghiệm SPT kết hợp lấy mẫu đất không nguyên dạng trong lỗ khoan.

b. Công tác lấy mẫu thí nghiệm:

Mẫu nguyên dạng được lấy trong lỗ khoan tại các độ sâu khác nhau tuỳ thuộc địa tầng và do người kỹ sư hiện trường quyết định. Mẫu đất được lấy ra khỏi lỗ khoan, đóng gói, bảo quản theo đúng các quy phạm hiện hành trước khi đưa về phòng thí nghiệm.

Quan sát mực nước ngầm trong lỗ khoan và lấy mẫu hoá nước ăn mòn bêtông.

c. Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT:

Được tiến hành trong lỗ khoan ở các độ sâu khác nhau (thường ngay sau khi lấy mẫu nguyên dạng ) nhằm mục đích xác định độ chặt các lớp đất và kết hợp lấy các mẫu không nguyên dạng trong lỗ khoan. Dụng cụ thí nghiệm SPT là bộ ống chẻ Ф 51 (2”), tạ đóng nặng 63,5kg (140lb) và chiều cao rơi tạ là 75cm (30”).

d. Công tác thí nghiệm trong phòng:

Công tác thí nghiệm mẫu đất được tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhằm cung cấp đầy đủ các thông số kỹ thuật, phục vụ cho công tác lập báo cáo khảo sát địa chất công trình. Mẫu đất được thí nghiệm tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành .

e.Công tác chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo :

Được tiến hành theo đúng các quy phạm hiện hành, nhằm mục đích cung cấp đầy đủ các điều kiện địa chất công trình, địa tầng phạm vi khảo sát cũng như các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất phục vụ công tác thiết kế nền móng công trinh .

 

Báo cáo gồm có:

  • Phần thuyết minh.
  • Bản vẽ mặt bằng vị trí các điểm thăm dò.
  • Các hình trụ lỗ khoan.
  • Các bản vẽ mặt cắt địa chất công trình.
  • Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm mẫu đất theo lớp.
  • Các phiếu kết quả phân tích mẫu nước, mẫu đất.

 



CÁC TIN TỨC KHÁC
TIN TỨC
Mục đích ý nghĩa của công tác khảo sát địa chất công trình
Hình ảnh công tác khoan khảo sát trên biển I. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT - Mục đích của công tác khảo sát địa chất là cung cấp các thông số về điều... Xem chi tiết
HÌNH ẢNH DỰ ÁN

CÔNG TY CỔ PHẦN KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐÔNG Á